Ngoại thương Đế quốc Akkad

Sumer và Akkad có sản lượng nông sản dồi dào nhưng lại thiếu hầu hết các loại tài nguyên khác, đặc biệt là quặng kim loại, gỗ và đá xây dựng, tất cả đều phải nhập khẩu từ nơi khác. Sự bành trướng của đế chế Akkad đến tận "Núi Bạc" (có thể là dãy núi Taurus), "Rừng Tuyết Tùng" của Lebanon, và các mỏ đồng ở Magan, chủ yếu được thúc đẩy bởi mục tiêu đảm bảo quyền kiểm soát đối với các hoạt động nhập khẩu này. Một phiến đất sét ghi chép lại như sau:

"Sargon, vua của Kish, càn quét ba mươi tư thành bang, đến tận miền bờ biển và đập tan tường thành của chúng. Ngài xếp các đoàn thuyền từ Meluhha, từ Magan và từ Dilmun dọc bờ vịnh Agade. Vua Sargon cúi mình thần phục trước (thần) Dagan (và) thờ phụng thần; (và) thần (Dagan) ban cho ngài vùng Thượng, bao gồm Mari, Yarmuti, (và) Ebla, cho đến Rừng Tuyết tùng (và) đến Núi Bạc"

— Bản khắc của Sargon của Akkad (k. 2270–2215 TCN)[73][74][75][76]

Giao thương giữa các quốc gia phát triển trong thời kỳ Akkad. Mối quan hệ giữa Lưỡng Hà và thung lũng sông Ấn dường như cũng đã được mở rộng: Sargon of Akkad (k.2300 hoặc 2250 TCN), là nhà cai trị Lưỡng Hà đầu tiên đề cập rõ ràng đến vùng Meluhha, nơi thường được hiểu là Baluchistan hoặc khu vực sông Ấn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đế quốc Akkad http://128.97.6.202/attach/Buccellati%202002%20Tar... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... http://oi.uchicago.edu/pdf/OIS2.pdf http://oi.uchicago.edu/pdf/ois4.pdf http://oi.uchicago.edu/sites/oi.uchicago.edu/files... http://cdli.ucla.edu/tools/yearnames/HTML/T2K3.htm http://cdli.ucla.edu/tools/yearnames/HTML/T2K4.htm http://oracc.iaas.upenn.edu/epsd2/cbd/sux/A.html http://www.cddc.vt.edu/feminism/enheduanna.html